1. Căn cứ pháp lý quy định về mặt hàng vải
Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước.
Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương
Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017
Căn cứ vào hai Thông tư trên, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng nhập khẩu phải công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiến hành công bố hợp quy thì không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường.
2. Mã HS của mặt hàng vải nhập khẩu
Đối với mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng. Để tìm được mã HS phù hợp với loại vải nhập khẩu, bạn cần xác định từ Chương 50 đến Chương 60 trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc cần chuẩn bị gồm có:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
- Vận đơn – Bill of lading
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp giấy tờ này khi người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Giấy chứng nhận hợp quy
- Các chứng từ khác (nếu có)
4. Chính sách về thuế
Đối với mặt hàng vải dệt may, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Căn cứ vào mã HS của loại hàng cụ thể khi nhập khẩu bạn sẽ xác định được mức thuế phải nộp là bao nhiêu.
Nhìn chung, mức thuế sẽ được thu trong khoảng:
- Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc là 5 – 10% (tùy mã HS)
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc là 5 – 20% (tùy mã HS)
- Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 12%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 20%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Trường hợp nhập khẩu từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do về Việt Nam, nếu hàng hóa đảm bảo được các điều kiện thì có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
5. Lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc bạn cần biết
Khi nhập khẩu vải may mặc về nước, trong quá trình làm hàng, bạn cần kê khai chính xác thông tin hàng hóa nhập về. Việc kê khai đúng sẽ giúp quá trình nhập khẩu thuận lợi hơn.
Cụ thể, các thông tin cần khai báo là:
- Tên hàng
- Thành phần chất liệu: Bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì?…
- Công nghệ dệt: Dệt thoi, dệt kim hay không dệt
- Công dụng của sản phẩm: Làm hàng may mặc, rèm cửa,…
- Khổ vải: Chiều dài, chiều rộng và trọng lượng
- Mật độ sợi hoặc định lượng
Ngoài ra, khi nhập khẩu, mặt hàng này thường sẽ bị tham vấn về giá và yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O). Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ để giải trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
CÁC DỊCH VỤ MÀ Á CHÂU CUNG CẤP MÀ QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
Thủ tục nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Vận chuyển nhập khẩu linh kiện điện tử chính ngạchCÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN LOGISTIS Á CHÂU
HÀNG HÓA Ở ĐÂU – Á CHÂU Ở ĐÓ – SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ TÔN CHỈ PHỤC VỤ CỦA CHÚNG TÔI
Hotline: (+84) 2462 789 888
Điện thoại: 0379646637
Email: george.ceo@aclogistics.vn