Hiện nay, nhu cầu sử dụng và nhập khẩu đồ bảo hộ lao động trong nước ngày càng cao. Đồ bảo hộ lao động được chia ra làm nhiều loại, nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vậy thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động cần có những điều kiện gì? Những chính sách của chính phủ đối với nhập khẩu đồ bảo hộ lao động là gì? Mức thuế đối với ngành hàng này là bao nhiêu? Công ty Á Châu Logistics sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết về từng thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ công nhân.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN LOGISTICS Á CHÂU
Chúng tôi cung cấp dịch vụ:
- Vận chuyển quốc tế và dịch vụ tư vấn vận chuyển.
- Khai báo Hải quan và thông quan hàng hóa.
- Dịch vụ đăng kí chuyên ngành với cơ quan chức năng quản lý các ngành hàng.
- Dịch vụ cho thuê xe tải và đầu container.
- Dịch vụ cho thuê kho bãi chứa hàng.
Những pháp lý thủ tục hải quan nhẩp khẩu đồ bảo hộ lao động
Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động công nhân cần phải làm những gì để được phép thông quan? Quy trình kiểm tra nhà nước về chất lượng như thế nào? Dưới đây là những căn cứ pháp lý, doanh nghiệp cần quan tâm.
- Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 6/12/2018. Ban hành danh mục các mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ LĐTB Xã hội.
- Nghị định Số: 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2108. Nghị định này được sửa đổi một số điều trong nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định thi hành một số điều về luật về chất lượng hàng hóa.
- Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXHngày 3/6/2021. Ban hành danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/7/2021 và thay thế cho thông tư thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 6/12/2018.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 hướng dẫn hồ sơ, thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động công nhân cho các doanh nghiệp.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu đồ bảo hộ lao động công nhân
- Điều 3, Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH. Ban hành danh mục các loại hàng hóa nhóm 2 – hàng hóa gây mất khả năng an toàn. Các loại hàng hóa này thuộc quản lý của Bộ lao động thương binh xã hội,
- Mục 1, Điều 4, Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH quy định các sản phẩm, mặt hàng thuộc danh mục nhóm 2 cần phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu. Các mặt hàng này được quy định trong mục I kèm theo thông tư này.
- Khoản 2, điều 7 Nghị định Số: 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2108. Quy định, hàng hóa nhóm 2 khi nhập khẩu phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy với những tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Điều 16, điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Hướng dẫn các doanh nghiệp làm hồ sơ hải quan khi nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu mặt hàng đồ bảo hộ công nhân.
CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ĐỒ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương
- Hóa đơn thương mại
- Tờ khai giá trị
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ)
- Giấy xác nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa
QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU ĐỒ BẢO HỘ CÔNG NHÂN MÀ CÔNG TY AC LOGISTICS CUNG CẤP
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đòng gói, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS đồ bảo hộ công nhân. Sau đó nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ để thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có sai sót gì thì hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Tiếp theo sẽ đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
NHỮNG DỊCH VỤ MÀ Á CHÂU LOGISTICS CUNG CẤP MÀ QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
THỦ TỤC NHẬP KHẨU Ô TÔ NGUYÊN CHIẾC
THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒ NỘI THẤT GỖ