1. Mã HS của thủy sản đông lạnh
Thủy sản đông lạnh có mã HS thuộc Chương 03: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Thuế khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của thủy sản đông lạnh là 5 hoặc 10% tùy theo mã HS cụ thể.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh hiện hành là 0-37.5%. Tùy theo mã HS cụ thể.
Trong trường hợp thủy sản đông lạnh được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
3. Quy trình và thủ tục nhập khẩu
1. Xin giấy phép nhập khẩu của cục thú ý cho sản phẩm thủy sản
Trước tiên, mọi người cần kiểm tra xem đối tác của mình có tên trong Danh sách Doanh nghiệp nước ngoài được phải xuất khẩu thực phẩm thủy sản và Việt Nam không. Trường hợp đối tác đã có tên trong danh sách: Doanh nghiệp nhập khẩu gửi các chứng từ sau đến cục thú y:
- Giấy giới thiệu
- Giấy đăng ký xin nhập khẩu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng thương mại
- Health Certificate
- Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (nếu cần)
Nếu chứng từ chính xác, cơ quan thú y sẽ gửi giấy chấp nhận kiểm dịch sản phẩm trong vòng 5 ngày.
Trường hợp đối tác chưa có tên trong danh sách trên, bạn cần phải 3-4 tháng để đăng ký thông tin của đối tác vào trong danh sách.
2. Trước khi hàng về, nộp bộ hồ sơ để đăng ký kiểm dịch lô nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh
Bộ hồ sơ và thủ tục lấy mẫu sẽ có thay đổi một chút tùy từng sản phầm, nhưng cơ bản bao gồm: Bill, Invoice, Packing list, Hợp đồng, Health Certificate, Giấy phép nhập khẩu hàng thủy sản động lạnh, Giấy đăng ký kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh.
Nếu hồ sơ bản ổn, cơ quan kiểm dịch sẽ xác nhận và đóng dấu. Bạn đợi hàng về đến cảng, liên hệ họ xuống xét nghiệm và trả kết quả trong vòng 5 ngày.
Nếu mẫu đạt thì ra chứng thư không thì phải tiến hành kiểm tra lại.
3. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh tại cảng/sân bay.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Ngoài ra, do phải kiểm dịch động vật thủy sản và kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nên khi làm thủ tục hải quan, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần:
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu
- Thông báo kết quả kiểm trả chất lượng nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
CÁC DỊCH VỤ Á CHÂU CUNG CẤP MÀ QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
THỦ TỤC VÀ THUẾ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN LOGISTIS Á CHÂU
HÀNG HÓA Ở ĐÂU – Á CHÂU Ở ĐÓ – SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ TÔN CHỈ PHỤC VỤ CỦA CHÚNG TÔI