Quy trình nhập khẩu, dịch vụ vận chuyển dầu nhờn chính ngạch.

QUY TRÌNH NHẬP khẩu:

  • Bước 1: đăng kí kiểm tra chất lượng dầu nhớt (dầu nhờn).
  • Bước 2: thực hiện mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quản.
  • Bước 3: lấy mẫu đi kiểm tra và chứng nhận hợp quy.
  • Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho nơi đăng kí kiểm tra chất lượng.
  • Bước 5: bổ sung chứng thư kiểm tra chất lượng cho hải quan.

5 bước, nhưng trước tiên hãy tìm hiểu về mã hs cũng như một số đặc thù riêng của thủ tục nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn).

Dau Nhon Nhap Khau 700 300
Nhập khẩu dầu nhớt đóng trong container

CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG DẦU NHỚT (DẦU NHỜN).

Theo quy định hiện hành, dầu mỡ nhờn không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục, quy trình nhập khẩu dầu nhớt hàng hóa bình thường.
Nhưng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối mặt hàng Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Muốn nhập khẩu được thì phải xin Giấy phép với bộ Công thương.

+ Phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44) có thuế NK từ 5 – 20% và thuế VAT là 10%.

+ Phân nhóm 3403: Các chế phẩm bôi trơn (kế cả các chế phẩm dàu cắt, các chế phẩm dụng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng dể xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70 % trở lên tính theo trong lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum. HS code 34031990 thuế NK 10% và thuế VAT 10%.

Lưu ý thêm về nội dung tối thiểu của nhãn ghi Dầu nhớt (dầu nhờn), động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường phải bao gồm:

  • Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng).
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Thể tích/ Khối lượng.
  • Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng).
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
  • Thông tin cảnh báo.

– nhập khẩu dầu nhờn (dầu nhớt) phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

Biểu thuế bảo vệ môi trường:

TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)
I Xăng, dầu, mỡ nhờn
1 Xăng, trừ etanol lít 4.000
2 Nhiên liệu bay lít 3.000
3 Dầu diesel lít 2.000
4 Dầu hỏa lít 1.000
5 Dầu mazut lít 2.000
6 Dầu nhờn lít 2.000
7 Mỡ nhờn kg 2.000
II Than đá
1 Than nâu tấn 15.000
2 Than an – tra – xít (antraxit) tấn 30.000
3 Than mỡ tấn 15.000
4 Than đá khác tấn 15.000
III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC kg 5.000
IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

Bước 1:đăng kí kiểm tra chất lượng.

Chúng ta tiến hành đăng kí chất lượng.

Theo QCVN 14:2018/BKHCN theo thông tư 10/2018/TT-BKHCN (thay thế thông tu 06/2018).
Các loại dầu nhờn (dầu nhớt) thực hiện theo Thông tư 06/2018/TT-BKHCN:

Dầu nhờn động cơ đốt trong (sau đây gọi tắt là dầu nhờn động cơ): Là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, bao gồm:

– Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý.

– Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu.

– Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp.

Hồ sơ cần chuẩn bị để làm kiểm tra chất lượng cho dầu nhờn (dầu nhớt):

  • Hợp đồng.
  • Bill of lading.
  • Invoice.
  • Packing list.
  • Catalog của sản phẩm.
  • Chứng nhận C/O, C/Q,…
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng.
Dau Nhon 700 300
Lưu trữ, cất giữ, bảo quản các thùng dầu khi được nhập khẩu về đến VN

Bước 2: tiến hành mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quan.

Mặt hàng dầu nhớt chúng ta sẻ phải đợi có chứng thư kiểm tra chất lượng mới được thông quan hàng hóa vậy nên trong quá trình mở tờ khai chúng ta sẻ làm công văn mang hàng về kho bảo quản.

Dịch vụ vận chuyển dầu nhớt, dịch vụ khai báo hải quan bao gồm các chứng từ:

  • Hồ sơ để mở tờ khai hải quan bao gồm:
  • công văn mang hàng về kho bảo quản.
  • tờ khai hải quan.
  • đơn đăng kí kiểm tra chất lượng.
  • certificate of origin (nếu có).
  • commercial invoice.
  • packing list.
  • bill of lading.

Bước 3: đem mẫu đi kiểm tra và làm chứng nhận hợp quy.

Sau khi đem hàng về kho bảo quản chúng ta sẻ đem mẫu lên trung tâm được bộ khoa học và công nghệ chỉ định để tiến hành.

Về hợp quy thì các bạn cũng chuẩn bị một bộ hồ sơ tương tự như kiểm tra chất lượng (cần thay đổi đơn đăng ký là được).

Lưu ý: về hợp quy chỉ có giá trị theo từng lô hàng nên lô nào về chúng ta cũng phải làm bước này.

Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho cơ quan đăng kí kiểm tra chất lượng.

Sau khi có kết quả kiểm tra nhớt, chúng ta sẻ đem kết quả lên cơ quan đăng kí kiểm tra chất lượng để lấy chứng thư kiểm tra chất lượng.

Bước 5: bổ sung chứng thư cho hải quan

Trên đây là quy trình nhâp khẩu hàng hóa dầu nhớt (dầu nhờn) bằng đường biển chính ngạch.

Quý khách hàng có nhu cầu vận vận chuyển mặt hàng này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi phục vụ.

Xem thêm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng: bấm vào link này

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN LOGISTICS Á CHÂU

Địa chỉ giao dịch: Tầng 8, AC building, Số 3/78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0787 999 444.

E-mail: info@achaulogistics.vn.

HÀNG HÓA Ở ĐÂU – Á CHÂU Ở ĐÓ

Toa Ac Sanh Le Tan